Ghi chép ở Ấn Độ

(Foreword: Lần này tôi ở Ấn Độ chỉ được hơn 2 ngày nên có rất ít cái để viết. Chỉ xin kể lại một cách lộn xộn vài chuyện nhỏ đă gặp, nhằm mua vui cho bà con chút ít)

 

Tôi đă từng nói với đ/c typn là nếu chọn đi chơi Ấn Độ và Úc th́ chắc chắn tôi sẽ đi Ấn. Những huyền thoại tôn giáo, văn hoá, và thậm chí gần đây là những trang viết của nhà văn “Ngoại giao” Hồ Anh Thái (quyển kư “Những nhân vật của tôi”), luôn đắp thêm cho tôi sự háo hức về một nền văn minh lâu đời nhưng lạ lẫm.

Nơi tôi đến là Bangalore, thành phố được mệnh danh là “Silicon Valey” của Ấn, rồi cả “Garden City” nữa. Tôi th́ chỉ biết thành phố này mang lại hàng tỉ đô la tiền phần mềm, và có nhiều IEEE fellow trong chỉ riêng cái Bangalore section này. Trước khi đi, thằng Dyvian c̣n bảo tôi: “chỗ mày dự hội nghị là đường MG, đường lớn nhất của thành phố, có nhiều cửa hàng, nhiều Internet Cafe, nhiều thanh niên...”

Nhưng thực tế lại khác hẳn. Hoá ra là Bangalore c̣n “tồi tàn” hơn cả Sài g̣n và Hà nội. Con đường MG “nổi tiếng” đấy chẳng khác đường Thái Hà, Lê Duẩn... là bao. So với Thượng Hải (kể trong bài trước) th́ Bangalore giống các Tp của VN hơn rất rất nhiều lần. Bangalore quả là có rất nhiều cây xanh, nhưng nhiều hơn nữa là khói bụi, tiếng ồn, sự chen chúc, và cả cái nóng nữa. Một vài bức ảnh phóng sự sẽ làm bạn hết ṭ ṃ về khuôn mặt xă hội ở đây (sẽ có ảnh ngay)! Thế mà mấy tên Ấn (từng học và làm ở Mỹ nhé) mà tôi gặp vẫn tự hào khoe với tôi, Bangalore sạch và đẹp hơn hẳn các thành phố khác (Bombay, Niu Đêli...). Có lẽ là tiêu chuẩn sạch đẹp của họ khác chúng ta nhiều.

Một ví dụ nhỏ cho sự bát nháo trong xă hội Ấn. Khi ra xe bus để chuyển máy bay ở Mumbai (quốc tế sang nội địa), lúc đầu tôi đă rất "thán phục" khi thấy trên lưng áo đồng phục của các nhân viên đều có ḍng chữ "Thanks, no tip please". Có lẽ đấy là một khẩu hiệu có bản quyền như "Just do it" của Nike chăng? Thế nhưng mỗi hành khách người Ấn đều tự động hay được nhắc nhở nộp một ít tiền, không hề có biên lai hay vé ǵ cả. Vẫn c̣n may là họ không làm điều đó với khách nước ngoài. Ngoài ra, khi đến nhà bay nội địa, một tên nhếch nhác nhưng có đeo phù hiệu ǵ đấy nhiệt t́nh dẫn chúng tôi đi qua vài cái cửa để tới nơi làm thủ tục. Hắn bảo đưa giấy tờ cho hắn, và thêm cả 20$ mỗi người. Tôi hỏi tiền ǵ, hắn lúng búng bảo tiền service, tiền guiding! Thế th́ quên đi nhé, tôi lấy lại vé và nói cương quyết "No money". Thấy thế hắn đành lảng ra ngoài, mấy nhân viên sân bay xung quanh cũng vờ như không biết ǵ.

Trong một tua du lịch ṿng quanh thành phố, chúng tôi được dẫn vào một đền thờ của người Hinđu. Theo đúng nguyên tắc, mọi người phải bỏ giầy dép bên ngoài. Rất tôn trọng thánh thần, tôi bỏ luôn cả tất v́ biết rơ nó c̣n bẩn hơn cả đôi giầy Bitis mới mua đầu năm. Ngôi đền bé nhưng sạch và mát, vài người dân quê ngồi lặng lẽ trên thềm đá. Giữa đền là một “thần” ḅ (tôi không dám dùng chữ “con”) rất to bằng đá quét màu đen, đầu và cổ đeo nhiều đồ “nữ trang” sặc sỡ. Một chú tiểu đồng rất đẹp trai, râu quai nón, lặng lẽ mỉm cười chào chúng tôi. Không khí thật tôn nghiêm, thanh tịnh. Chắc hẳn người ta đă phải lựa chọn rất nhiều mới t́m được một chàng trai tân xứng đáng với với sứ mệnh cao cả này. Chỉ vài bước chân là chúng tôi đi hết một ṿng quanh thần ḅ và quay trở ra. Chú tiểu đă đứng sẵn ngay cửa, trên tay cầm một cái khay. Lấy từ trên khay, chú tiểu phát cho mỗi người một chùm hoa nhài. Tôi liếc thấy trên khay có một tờ 10 rupi. Chú chấm tay vào một khay mực đỏ rồi chấm vào trán (ấn đường) chúng tôi. Chắc là ḿnh đă được ban phép lành đây. Chúng tôi đi ra. Ḷng hơi áy náy, tôi ngoái lại. Chú tiểu vẫn đứng đấy, mặt trầm tư thánh thiện. Nhưng ḱa chợt chú nh́n thẳng vào mắt tôi, ngón tay trỏ ...mổ rất nhanh vào tờ giấy bạc trên khay. Tôi ớ người ra...