Thượng Hải Du kư

Thượng Hải với con sông Hoàng Phố khá giống Hà Nội với sông Hồng. Chỉ khác là họ đă kè bờ cẩn thận, hai bên xây khách sạn, siêu thị và công viên cho khách dạo chơi. Tôi ở một khu vực toàn khách sạn hiện đại bên bờ Đông Bắc của con sông, giống như khu Gia Lâm nhà ta. Thượng Hải hầu như chẳng có địa điểm truyền thống ǵ để thăm quan, bản đồ du lịch toàn giới thiệu cho khách nhà hàng, khách sạn, siêu thị... Có lẽ cái mà người Thượng Hải tự hào nhất, cũng là cái mà ta vẫn thấy trong phim (VD phim Mối t́nh Thượng Hải) là một khu phố do người Phương Tây xây dựng đầu thế kỉ. Nó gồm một loạt toà nhà của các ngân hàng, hăng thương mại quay mặt ra sông Hoàng Phố, mỗi cái to như cái nhà hát lớn HN (sẽ post ảnh lên sau). Khu đấy người Tàu gọi một cách tự hào là “Bund”. Những địa điểm vui chơi giải trí bên cạnh cũng có tên bắt đầu là Bund. Tra từ điển th́ nó có nghĩa đen là “phố bờ đê”. Với cái đầu nhà quê nhuốm màu hiện đại Hà Nội của tôi th́ cái tên đấy chẳng có ǵ là đẹp đẽ. Nhưng với lư luận này th́ họ sẵn sàng cười vào những cái tên thân thuộc như “Ga Hàng Cỏ” nhà ḿnh nhẩy. Nói thế để thấy rằng cái tư duy của dân Tàu quả là giống Đại Việt nhà ta. Trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng HN ḿnh theo mô h́nh của Thượng Hải, lại phát triển thêm khu phố cổ, là tuyệt vời nhất.

V́ danh lam thắng cảnh của Thượng Hải chẳng có nhiều cái để tả, nên tôi xin kể lại vài nét “muôn mặt đời thường” để anh em so sánh với Hà Nội “thanh lịch và hiện đại” của ta.

Khách sạn mà chúng tôi đặt trước có cái tên rất sang “Supreme Tower”. Quả thật là nó to, cao và hiện đại. Khách Tây Tàu ra vào tấp nập, nh́n giá cả mấy cốc càphê đă thấy mất tự tin. Thằng Hàn vào quầy lễ tân đăng kư pḥng, c̣n tôi “ung dung tự tại” đứng ngắm nghía xung quanh. Khi cô lễ tân hỏi quốc tịch mấy thằng. Thằng Hàn trả lời “I am Korean”. Hiểu ngay. Rổi chỉ sang tôi “He is Vietnamese”. Hai cô trố mắt. Bietnam? nước nào thế? Nó nhắc lại, thậm chí nhắc cả “Bêthưnam”. Cũng không biết. Ông GS Han tiếng Anh rất chuẩn phát âm hộ “Vietnam”. Lắc đầu. Thấy thế tôi đọc dơng dạc “Việt Nam”. Cũng chịu nốt, hai cô có vẻ e ngại. Bỗng bộ nhớ chợt loé lên, tôi đọc ngập ngừng “Uyển Nan”. Cả hai cô cùng bật lên “Ah Uyển Nan, I know !”. Th́ ra là mấy lính Tàu này chưa gặp thằng Giao Chỉ chân cong nào. Không biết là nên đổ lỗi cho Thiên triều hay cho ngành ngoại giao nhà ta đây ? Cái tên Uyển Nan là do t́nh cờ trước kia có đứa Trung Quốc dạy cho, lại c̣n nói thêm rằng đấy là một cái tên rất đẹp trong tiếng Tàu.

Ngay cuối buổi chiều, cả hội rủ nhau ra bát phố. Chỉ vài bước chân khỏi khách sạn đă thấy khung cảnh xung trông quen quen, càng nh́n càng thấy quen. Quái lạ, ḿnh đang ở giữa Hà Nội hay sao thế nhỉ. 

Ngó lên, cũng vẫn những mảng tường vàng vàng của những khối nhà tập thể 5 tầng. Căn hộ nào cũng có một lan can nhô ra khoảng một mét, nhưng đều được cải tạo bằng cách lắp thêm khung và kính, trang trí theo sở thích của chủ nhân. Kết quả là không khác mấy cái lồng sắt chuồng chim nhà ḿnh. Ngoài ra, dưới mỗi cửa sổ c̣n có 4-5 thanh sắt phi 20 nhô ra đến 2-3m, trông tua tủa và rất lạ mắt. Dàn phơi quần áo đấy. Thế cũng tiện, đến ngày Quốc Khánh th́ cứ việc chọn thanh dài nhất mà treo cờ vào, c̣n trẻ con có trèo ra ngoài cửa sổ th́ chưa chắc đă rơi xuống đất. H́nh như nhà ta chưa có loại dây phơi dàn dáo đặc dụng này1.

Giờ th́ nh́n xuống, cẩn thận kẻo dẫm phải vũng nước hay va vào đủ loại chướng ngại vật trên vỉa hè đấy. Tất cả mọi hàng quán không có ǵ để kể v́ nó y ś nhà ta. Nào hàng cơm b́nh dân đặt bàn ngoài vỉa hè, cùng với cái chậu rửa bát ngầu mỡ dính đầy mẩu thức ăn. Kia là hàng bánh kẹo b́nh dân với cái giá gỗ xếp từ gói rẻ tiền đến gói đắt tiền, thêm cái tủ kính đặt mấy chai rượu ngoại cho thêm danh giá. Trong bóng chiều nhập nhoạng, dưới mái hiên mấy bà dáng lam lũ đang đóng vào bao tải đống đồ hổ lốn mà ta vẫn thường thấy trải trên vỉa hè Nguyễn Chí Thanh, Chùa Bộc... Có lẽ cái khác là diện mạo của mấy hàng cắt tóc - matxa! Hầu hết các hàng đều có mặt tiền rộng, toàn bộ lắp kính trong veo, sáng choang, khoe ra tất cả những cặp đùi trắng nơn của các cô nhân viên mặc đồng phục bên trong. Khách chưa đi tới nơi đă phải dính mắt vào, và chỉ tiếp tục nh́n được đường phía trước khi mà cổ không thể ...ngoái lại được nữa. Có lẽ kiểu marketing này c̣n hay hơn, và nhất là “dễ hiểu” hơn, so với mấy cái cửa kính đen thui nhà ḿnh. 

Tôi nhận thấy vài điều khác lạ nữa trên đường phố. Như mọi người đă biết là họ hầu như không có xe máy, chỉ có xe đạp, xe ô-tô con và xe buưt. Cái xe máy oai vệ nhất, động cơ vào số đàng hoàng mà tôi gặp, có lẽ là cái xe ...cha-ly, c̣n lại là vài loại tay ga bé xíu, cũ mèm. Thế nhưng Thượng Hải có cái mà Hànội ta không có, đấy là xe thồ, loại to uỳnh được kéo bởi xe đạp. Nó đi từ tốn, tôn trọng đèn đỏ, không gây cản trở giao thông bởi v́ xung quanh nó cũng chỉ toàn là xe đạp (có đường riêng). Đối tượng vi phạm luật lệ chính lại là thành phần đi bộ. Quả thực không có mấy thằng tổ lái ngựa non th́ sợ ǵ mấy thằng ô-tô trí thức kia chứ.

Chưa hết, c̣n một cái nữa, rất đặc biệt mà không biết VN, thậm chí cả HQ, đến bao giờ mới có. Đang chen chúc trên phố đi bộ, là một phố buôn bán đặc trưng như hàng Đào hàng Ngang , chợt đôi mắt cận mờ mờ của tôi lia phải một mảng da mỡ màng trên một b́a sách. Chớp lại một cái, đích thị rồi. Một lô tạp chí sex bày công khai, ở ngay trong bốt tạp hoá, không một vẻ lén lút. Ở Hàn, ta gọi sách ấy là sex được v́ điệu bộ của các cô người mẫu nói lên điều ấy, tuy nhiên các tranh ảnh không bao giờ “hở da” cái ǵ khác với ...”màu da”2. C̣n ở TQ th́, nh́n ảnh từ dưới chân lên, chẳng cần là Shlock Home cũng biết ngay “cô đấy là dân châu Á có tóc sợi mượt màu đen !” Giá cả sách báo loại này khá đắt, một quyển mong mỏng đề đến gần 5$, trong khi đấy một tờ báo hàng ngày giá khoảng 0,125$ ! Theo thiển ư của tôi, có lẽ là từ khi Đảng cộng sản TQ cho giới Tư bản gia nhập Đảng th́ cũng hé mở cho mấy dịch vụ Tây. Đói kém văn hoá quá th́ có mà họ bỏ đi Mỹ tuốt.

Dẫu sao, TQ vẫn giống ta ở di sản của cơ chế bao cấp. Chắc chắn anh em ta chưa bao giờ phải phật ḷng khi đi vào ngó nghiêng, lục lọi trong các loại cửa hàng ở HQ. Thằng Hàn đi cùng tôi, với nhiệm vụ chính là tay ḥm ch́a khoá, đă mấy lần mặt đỏ tía tai với mấy cô gái trẻ bán tickê cho hàng ăn trong những siêu thị rất hiện đại. Rồi cũng đến phen tôi. Một tối, hai thằng lại đến phố đi bộ mua đồ. Lang thang một lúc, thấy ḿnh chui vào một cửa hàng gốm sứ. Rất nhiều nhân viên nhưng chẳng ai hỏi ḿnh lấy một câu. Có mấy cô trẻ đang xúm lại th́ thầm chuyện gẫu, vài bà khắc khổ ngồi bó gối, đăm chiêu. Khuất một góc một cô áo đại cán nghiêm nghị đang ghi chép, ra dáng một thủ quĩ. Chẳng cần đọc chữ Tàu nào tôi cũng biết đấy là một cửa hàng quốc doanh. Tôi chỉ mấy cái bát, xổ vài câu tiếng Anh. Họ gọi một anh chàng mặt mũi sáng sủa đến nói tiếng Anh với tôi. Tôi chỉ trỏ mấy cái cốc cái chén, hỏi giá loạn xị. Anh ta theo tôi đi đến nửa ṿng cửa hàng mà tôi chưa chọn được cái nào hợp với túi tiền của thằng ngoại quốc bẩn bẩn biết nói tiếng Anh. Cuối cùng tôi chọn vài cái chén. Anh chàng kia hăng hái kiếm hộp bỏ vào cho tôi. Dại dột, tôi di tay vào lớp men, ra hiệu “bẩn quá, đổi cái khác cho tôi”. “Hứ... Oa... xoẻ xoe xoé xoé.........!!!”, một tràng giận dữ bật ra từ một cô trung niên này giờ ngồi im một ḿnh cạnh đấy. Tôi và thằng Hàn lạnh người, chết trân. Anh chàng nọ vôi xua tay giàn xếp. Cô kia cùng khinh khỉnh quay mặt ra chỗ khác, kiểu nói với đầu gối c̣n hơn. Thật lạ lùng, anh chàng lấy giấy báo lau bụi kỹ càng trước khi đóng hộp cho tôi. Ra khỏi cửa, tôi len lén nh́n lại, trong mắt người “mậu dịch vênh” ấy h́nh như vẫn c̣n ánh lên một ...niềm vui chiến thắng (cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n giữ cái hoá đơn đỏ lần mua đồ ấy để làm kỉ niệm).

 

 

Chú thích:

1.Cách thức phơi quần áo của người Trung Quốc không phụ thuộc vào tŕnh độ phát triển kinh tế :-) Ở Hồng Kông, các bạn có thể thấy những rừng chung cư hiện đại cao đến 20-30 tầng nhưng được trang điểm chi chít ở bên ngoài bằng tất cả những cái ǵ cần phơi phóng. C̣n ở Hàn Quốc, nếu phơi đồ ra ngoài là phạm luật.

2. Một nét đặc biệt ở Hàn là các loại sách báo và phim ảnh "tươi mát" tuy bày bán công khai nhưng "nội dung" không bao giờ hở ra cái ấy cả.