Hôm nay Ổi đi Yochien lại mang về một túi ni-lon nho nhỏ xinh xinh, trong có vài ba cái kẹo, một gói tissue nhỏ. Đó là quà tặng khi chia tay của một bạn trong lớp. Rất nhiều rồi, bạn nào chia tay ... đều kèm theo lời chào các bạn trong lớp với một món quà nhỏ như thế.

 

Cũng chẳng lạ gì. Nhưng giả sử Ổi là người đầu tiên chia tay trong lớp, chắc chắn mẹ Ổi không nghĩ ra việc tặng quà cho các bạn. Ở VN, mẹ cũng chưa bao giờ gặp tiền lệ đó.

 

Người Nhật rất hay tặng/gửi quà cho nhau.

 

Tặng nhau quà là văn hoá mà nước nào trên thế giới chẳng có. Nhưng đối với người Nhật, thì ngoài cái tần số tặng quà, gửi quà rất cao ra, có đôi điều đặc biệt đấy.

 

Thứ nhất là cái sự gCó đi có lạih . Nếu mình tặng/cho/biếu ai một cái gì, thể nào người được tặng cũng phải tìm cách trả lại mình một món tương đương. Dù đã biết tục lệ này của người Nhật, đến giờ mẹ Ổi đôi khi vẫn sốc, khi gbị trả lễh quà. Vẫn không thể nào quen nổi. Lúc biếu tặng ai cái gì, mình thật là vô tư, chỉ mong người ta thích, người ta vui. Cho đến lúc người ta đem tặng/biếu lại ... mới ớ ra... ừh nhỉ, họ lại trả lễ rồi...

 

Chuyện trả lễ quà thì quá nhiều, với người thân cũng như sơ... Hôm về VN sang, mẹ Ổi cũng đi biếu quà cho hàng xóm. Vài thứ đồ VN gọi là hương vị lạ mời mọi người – quá cần thiết và quá đương nhiên. Ở VN thì mọi người sẽ cứ việc nhận, chẳng ai care đến chuyện trả lễ, ít nhất cho đến khi mình cũng gặp hoàn cảnh tương tự, nghĩa là cũng đi đâu xa về chẳng hạn. Ấy vậy nhưng những người được biếu, chừng nào là người Nhật (cho dù đã lấy chồng Mỹ, chồng Đức), chỉ vài ngày, hay tuần sau, đều biếu lại một món gì đó, trong khi cả năm họ không có đem cho mình thường xuyên như vậy. Chỉ có chị bạn duy nhất người Nga không thấy trả lễ mà thôi. Ôi, lúc nhận quà trả lễ sao chẳng thấy vui gì. Cứ có cảm giác ngại ngùng làm phiền họ thêm, chẳng bằng mình tặng quà làm họ phải cất công thêm sao? Mà cũng cảm thấy dường như cái tình cảm của mình nó cũng không được tiếp nhận, nó cũng chỉ là một thứ lễ nghi đầy khách sáo mà thôi. Băn khoăn không biết lần sau về có nên mang quà sang nữa hay không?

 

Ở Nhật, thậm chí tiền mừng ma chay hiếu hỉ cũng phải trả lễ. Ai mừng bao nhiêu tiền thì gia chủ sẽ phải lo mà tặng lại một món quà gì đó tương đương giá trị số tiền mừng. Sau đám cưới, cô dâu chú rể cứ gọi là đau đầu vì nghĩ quà trả lễ. Đến người mà mẹ Ổi rất thân như bà Etchan – khi con gái bà cưới mẹ Ổi không đi dự nhưng cũng gửi tiền mừng. Vậy mà bà cũng có quà trả lại. Thật là khó nghĩ vô cùng...

Việc tặng quà của người Nhật mang tính lễ nghi nhiều hơn là để truyền đạt tình cảm như kiểu người VN. Người VN khi tặng ai cái gì thường nghĩ đến những món quà để kỷ niệm, mang tính biểu trưng, và gửi gắm một ý tứ nào đó của mình vào món quà đó. Quà gửi cũng thường kèm theo một vài lời nhắn nhủ của người tặng. Thậm chí với người được tặng như mẹ Ổi chẳng hạn, cái đầu tiên xem đến không phải là quà mà là những lời trong bưu thiếp ... Nhưng với người Nhật, vì số các hoàn cảnh, trường hợp họ cho rằng phải có quà cao hơn người VN rất nhiều, vì vậy quà nhiều khi đơn giản chỉ là quà và thường là những đồ thực dụng - đem ra dùng hoặc chén được... và không có thiếp hay thư kèm theo cũng là rất bình thường.

Nói thế nhưng không có nghĩa là văn hoá tặng quà của người Nhật chỉ toàn là cứng nhắc và sáo rỗng đâu. Thực ra người Nhật cũng vẫn là văn hoá phương đông, nhẹ nhàng, tình cảm. Hôm được tin cô giáo Ổi sẽ chuyển đi, rất bất ngờ, vào những ngày bọn trẻ đã nghỉ không còn đi học nữa. Được tin cô giáo cũ nghỉ, mọi người đều cảm thấy buồn, dù là cô giáo cũ, và tất cả các mẹ lập tức tụ họp để tặng quà cho cô. Nhưng cách chuẩn bị quà và tặng quà làm mẹ Ổi bất ngờ và cảm động. Một ôm hoa được gói thành nhiều gói, mỗi gói một bông hoa lan, để từng bé đem một bông hoa ấy đến tặng cô, rồi sau đó mới là quà chung của các mẹ. Nhìn lũ trẻ xinh xắn ngây thơ đem từng bông hoa đến tặng cô, mà cô giáo khóc, phụ huynh cũng khóc, ...

Nói đúng ra là người Nhật rất trọng lễ nghi, và ngay cả việc tặng quà cũng không nằm ngoài văn hoá ấy, nên đôi khi mất đi cái tinh tế của việc tặng quà. Nhưng rõ ràng là ai nhận được quà mà chẳng vui. Rõ ràng là sự quan tâm đến nhau - mà tặng quà là một cách biểu hiện - vẫn là một cách hay để người ta keep in touch và xích lại gần nhau hơn. Cũng khó phủ nhận mặt tích cực của nó..

Thực ra mẹ Ổi không đánh giá hay hay dở trong văn hoá quà cáp của người Nhật. Chỉ có điều, với mỗi một món quà nhận được của người Nhật - vốn luôn mang trong nó cả ý nghĩa tình cảm lẫn ý nghĩa nghi thức - nhiều khi vẫn làm mẹ Ổi confuse về phần trăm các ý nghĩa của nó, và cách mà mình phải đón nhận và đáp trả thế nào.

@

@

@