Nếu có ai hỏi khi nào cảm thấy rõ nhất mình là người Việt? Trước đây chắc sẽ không biết phải trả lời thế nào, chứ giờ thì mẹ Ổi có thể trả lời ngay không ngần ngừ, vì hai điều: nói tiếng Việt và ăn món ăn Việt. Hương vị món ăn đã quen từ tấm bé cũng như tiếng mẹ đẻ, gần gũi thân thiết đến mức bình thường chẳng nhận ra, nhưng từ khi sống ở nước ngoài, mới hiểu nó là một phần của con người mình thế nào. Cảm giác ăn đồ ăn Việt ở đây cũng giống như cảm giác được tán gẫu bằng tiếng Việt với người Việt, tự do thoải mái và dễ chịu biết bao. Ngày thường nhà Ổi vẫn nấu ăn kiểu Việt, bằng những nguyên liệu chắp vá ở đây. Thiếu thốn nhiều lắm. Nhất là các loại rau và hoa quả, các loại gia vị ... Vì thế mỗi khi học được cách làm món gì bằng những nguyên liệu thay thế ở đây, mẹ Ổi vui như tìm ra châu Mỹ. :-)) Đại tiệc đơn giản là quả cà muối, bát canh chua nấu sấu, ... là đĩa bánh cuốn nóng, bát canh cá có vị thơm thìa là.... Lúc nào tình cờ gặp mớ rau muống hay quả ổi thơm thì mắt sáng ngời, tim đập rộn rã, y như bạn thân mất liên lạc từ lâu mới tìm lại được. Hihi ... nhưng mà không thấy mình tội nghiệp, thậm chí là hạnh phúc, hạnh phúc nhỏ nhoi đơn giản mà chẳng có được lúc ở nhà. Không phải chỉ mẹ Ổi mà hầu hết mọi người đều nói, khi ở nước ngoài cứ nghĩ về là sẽ chén món nọ món kia, lên danh sách dài dằng dặc, nhưng rất kỳ lạ, cứ về đến nhà chỉ 3-4 hôm, là không còn cảm giác ấy nữa, cho dù món trong danh sách vẫn chưa hề đụng đến. Đúng kiểu như hạnh phúc chỉ cảm nhận được khi người ta phải khó khăn mới có được nó. Hihi ... chuyện Trạng Quỳnh thời hiện đại.

Mẹ Ổi sẽ gửi lại ở đây hình ảnh những món ăn hết sức bình dân mà nhìn vào là đủ để nhớ mình đã khó khăn thế nào mới có được, và niềm vui được trở lại với chính mình khi thưởng thức những món này trên đất khách.

Ôi, sao mà thấm câu "Có làm thì mới có ăn". Hihi ...

 

Các loại mì bún miến phở

 

1. Bánh cuốn: Để làm được món này đầu tiên là phải kiếm được bột. Gần đây dễ dàng hơn chứ hồi trước thì hiếm vô cùng. Sau là phải có rau húng cho thơm. Hành phi. Tất cả những thứ này người Nhật đều không sài nên không có bán ở chợ thường. Không có dụng cụ nên tráng bằng chảo. Để bánh mỏng thì độ nóng của chảo là yếu tố quyết định. Nếu chảo nguội quá thì bột sẽ loang ra không kín, nếu chảo nóng quá thì bột sẽ đông lại một chỗ luôn. Nhấc một chiếc bánh ra, và cho ngay một thìa bột mới vào là vừa kịp, chậm 1-2 giây là cũng nguội mất chảo. Chiếc bánh được rồi nhấc ra cũng phải khéo kẻo nó lại dính vào nhau, không phẳng ra để cuốn được. Hihi ... nói thì thế nhưng làm cũng không khó lắm. Chỉ vài cái đầu là sẽ quen tay thôi. Mẹ Ổi thường tráng không kịp với tốc độ ăn của hai bố con Ổi, đến lượt mẹ được ăn thì hết cả bột rồi. Huhu ....

 

 

 

 

 

 Bún chả:. Bún là bún khô, mua ở những cửa hàng Tàu, ăn cũng ngon. Món bún chả bắt đầu làm được khi bà ngoại Yuki mang sang cho cái kẹp để nướng chả.

             

 

 

 

 

3. Bún thang: Món này có thể coi là tả phí lù nhất. Hihi ... cái gì cũng cho một tý. Nhưng hiếm hoi nhất là rau răm và mắm tôm. Mắm tôm thì mang ở VN sang, còn rau răm mẹ Ổi tự trồng. Giò lụa tự làm, không có thì mua jambon thay thế vậy.

             

 

 

 

4. Miến cua: Miến ở Nhật không làm từ củ rong giềng. Để có bát miến đích thực phải chở  miến từ VN sang. Cua thì của Nhật thì thế này đây...Rau răm cuối cùng lại là yếu tố quyết định.

 

      

 

 

 

 

Miến lòng gà:   Mới được cho hẳn 1 kg miến, tèn ten ten ....

 

 

 

Phở: Phở gà, bò thường làm ăn sáng hoặc ngày CN. Nước dùng hầm từ xương gà. Vị phở mang ở VN sang. Phở khô mua ở Nhật. Alê hấp, khá đơn giản. Ổi chở món này cũng ác liệt, dù thiếu mùi cũng chẳng sao.

 

 

 

 

Bún bò Nam Bộ: Món này cũng dễ làm, mùa hè thì chạy lắm. Rau thơm mẹ trồng được, lạc cũng có thể mua, nhưng nhiều khi lại bó tay chỉ vì không có hành khô phi vàng.

 

 

 

 

Bún sườn nấu chua:  Giá có mấy quả sấu thì tuyệt đây, nhưng toàn phải nấu bằng tai chua thôi. Gọi là sườn mà chẳng có sườn, sườn ở đây vừa đắt lại hiếm, đành thay sọ gà làm nước dùng và thịt, duyệt được.

 

 

 

 

 

Bún Măng Ngan:  Măng khô mang từ VN sang, thịt ngan đông lạnh nhập của Đài Loan. Rau thơm mẹ Ổi trồng

 

Khi nào không có măng Việt Nam thì đành phải dùng măng Nhật. Măng Nhật đã chế biến rồi, không thơm và ngọt như măng của mình được.

 

 

 

Bún riêu "cua": Cuộc đời vẫn đẹp sao, "vì tôm vẫn thành cua".... Là la la la ....

 

 

 

 

Bún đậu mắm tôm: đậu phụ ở Nhật rất sẵn, đậu nõn của Nhật ăn sống thì tuyệt cú mèo, nhưng loại đậu để rán lên thì không thể được vị thơm cái mùi chua chua và béo như đậu ở VN.

 

 

 

 

 

 Chả cả Lã vọng:  Thìa là thu hoạch được nhiều quá, phải ăn món này thì mới hết được. Thật là đã đời

     

 

 

 

 

Cơm hến Huế: Món này khó nhất lại là bắp chuối. Kiếm đâu ra bây giờ. Thay bằng một thứ gì trông giống bông hoa chuối ghê. Gọi là myoga. OK, cũng chát chát giống lắm. Rau thơm tuỳ cơ ứng biến theo mùa.

 

 

 

 

                             Các món mặn

 

 

Nem rán:  Nem là món ăn tuyệt vời của người Việt để có thể tự hào ở khắp mọi nơi. Nhà Ổi làm nem hay đem cho lung tung, ai cũng thích mê. Mỗi lần về VN là phải mang thật nhiều bánh đa nem đi.

 

          

 

 

 

 

 Nem cuốn: Món này chỉ thiếu mùi ta, nếu không trồng được thì có thể mua ở siêu thị. Người Nhật mê tít món này

     

 

 

Phở cuốn: Thực ra khi bố mẹ đi Nhật thì ở Hà Nội vẫn chưa ra đời món phở cuốn. (hay có rồi mà mình ko biết nhỉ). Mãi đến năm 2007 về Hà Nội chơi, được đi ăn ở Sen Hà Thành mới biết. Sang đây, mẹ Ổi bắt chước làm bằng bánh ướt, cũng ko biết chính thống ra thì họ làm bằng gì nữa. Nhưng thấy dân HN mới sang chứng nhận chất lượng chính xác 100%. Hì...

 

 

 

Giò lụa tự làm: Ổi rất thích ăn giò lụa do mẹ làm. Giò này làm bằng thịt gà chứ không phải thịt lợn, lại không có lá chuối, nhưng ăn thì vẫn thơm ngon. Bố toàn phàn nàn là cả cây giò bố chưa được ăn bữa nào đã thì Ổi đã chén hết. Hihi ...

 

 

 

 

Chả quế tự làm: Điều sung sướng nhất khi làm được món chả này chính là lúc nghĩ ra làm sao để có thịt mỡ. Đúng rồi, thế này mới là chả chứ. Có chả rồi làm được bao nhiêu món.

 

 

 

 

Giò gà:

 

 

Nem chua jambon:  Khắc phục tình trạng thiếu thính và bột men chua, ăn cũng khá ổn.

 

 

 

 

Cá kho tộ:  ăn với cà muối mang từ VN sang, và canh bò thuôn hành răm đấy nhé,Việt chưa nào. Mẹ Ổi nảy ra ý tưởng này khi mùa đông đến, người ta bán đầy nồi đất để ăn lẩu. Cái nồi chỉ có 98 Y. Waaa ... chỉ tội đào đâu ra cá bông lau, trê hay quả gì bây giờ. Không được béo ngậy như cá kho tộ ở nhà hàng Đông Phương rồi.

           

 

 

 

 

Gỉa cầy: Một ngày đẹp trời mẹ mua được chân giò gửi từ tận Tokyo về. Ôi chao, gừng giềng sả, mắm tôm, nghệ đủ cả, thứ duy nhất mẹ Ổi không có là mẻ, cũng có sao đâu, hehe ... mẻ là sữa chua, sữa chua là mẻ..... thế là sẵn sàng giả cầy lên mâm. Hihi ... Bố ăn từ từ thôi nào.

 

 

 

 

 

Thịt xá xíu:    bột húng lìu mang từ VN sang.

 

 

 

Thịt đông: vấn đề nằm ở đồng chí "bì lợn". Ổi thích thịt đông vì nó giống món thạch-bạn thân của Ổi. Lại nhớ thử nghiệm Kan-ten của bác Huệ thay bì lợn mà hổng thành công ... Hihi ....

 

 

 

 

 

Bò lúc lắc: Niềm vui của Ổi.

 

 

 

 

Chả lá lốt: Cũng là lá lốt đông lạnh luôn. Không còn xanh mướt và chắc chắn để gói được đẹp đẽ nhưng vẫn còn thơm lắm.

 

 

 

Giò xào:  Món này làm thì dễ, nhưng kiếm đâu ra tai và lưỡi lợn?

 

 

 

 

Các loại nộm

 

 

Nộm gà xé phay: Cũng chỉ chờ rau răm thôi mà.

 

 

 

Nộm bò tía tô: tía tô Nhật trông như kinh giới, nhưng ăn là vị tía tô. Có lẽ trong các loại rau thơm của VN, người Nhật chỉ ăn mỗi rau này thôi.

 

 

 

 

Nộm măng tươi thịt lợn: gọi là măng tươi nhưng măng đóng túi nhập khẩu, qua chế biến rồi, không hoàn toàn giống măng tươi ở nhà. Không vấn đề gì, Ổi cực kỳ khoái các thể loại măng...

 

 

 

Gỏi miến Thái Lan: Gỏi miến kiểu Thái dùng bạch tuộc hẳn hoi nhé, ko thèm mực đâu. Bạch tuộc giòn và ngọt hơn mực nhiều.

 

 

Nộm oẳn tà roằn : nhà có gì làm nấy, thịt lợn, dưa chuột, giá, hành, cà rốt, và tía tô. Hehe ...

 

                       

                     Các loại canh, rau ....

 

 

Các món rau mới là nan giải, mùa đông thì chỉ đơn giản là bát nước rau muống luộc cũng không thể nào có được, càng bình dân càng quí hiếm. Chợ Nhật chỉ bán các loại cải, cải và chỉ có cải. Huhu ...: bắp cải, cải thảo, cải củ, cải thìa, cải cúc, cải bó xôi, cải hoa lơ,.....chấm hết. Đến mức mẹ Ổi nghĩ từ "rau" trong tiếng Nhật dịch ra tiếng Việt phải là "cải" cũng được. Hêhê.... Còn bao nhiêu thứ ngon lành như Rau ngót, ngọn bí, mướp,... thì không bao giờ có....

Rau giút xào thịt bò: Những ngọn rau giút thơm lừng quí giá của tôi ơi, sao mà ngon thế nhỉ. Hiếm hoi lắm mới mua được từ tận Tokyo về. Nhớ món này của mẹ lắm mẹ ơi....

 

 

 

 Rau giút nấu canh khoai sọ: Không có cua đồng, nấu bằng sườn vậy. Không chụp ảnh mất rồi

 

 

Rau muống xào: sản phẩm tăng gia sản xuất của mẹ Ổi đây. Ổi mà có rau muống là chơi 2 bát. Thế mới đúng là người VN chứ nhỉ.

             

 

Ngọn bí xào tỏi: Chim cú cực kỳ, ... siêu thị bán đầy bí đỏ, đi đường qua những ruộng bí đỏ xanh rì, mà chợ thì không bán ngọn bí. Đành trồng vậy. Người Nhật rất lạ khi nghe mẹ Ổi nói trồng bí đỏ để lấy lá ăn. Hehe ...

 

          

 

 

Dưa muối: Trời ơi, không bao giờ mẹ có thể quên lần đầu được gặp lại vị chua và mùi thơm của dưa VN đích thực ăn trên đất Nhật - người yêu cũ ngày xưa không bữa nào thiếu của mẹ đây rồi. Món dưa tình cờ ra đời khi trồng rau cải mới đi mẫu giáo đã ra hoa. Hihi .... Nhưng thế lại hay. Cám ơn bà nội Ổi về típ muối dưa ngon tuyệt.

 

Về sau dưa muối từ cây Kabu (một loại cải củ), trăm trận trăm thắng, vàng thơm giòn, và chua loét thế này đây.

 

 

 Ốc om chuối đậu: 3 năm ở Nhật mẹ Ổi mới gặp chuối xanh lần đầu tiên, mừng quá lại túm luôn được một pack ốc, nhà đã sẵn tía tô, nghệ, mắm tôm. Mẻ thay bằng sữa chua. Bát canh ốc om chuối đậu đầu tiên trong đời mẹ tự tay nấu, ngon kinh khủng khiếp. Bố Ổi ăn no căng suýt nữa vỡ bụng phải đi cấp cứu. Hihi

 

 

 

 

 Canh cua mồng tơi, mướp xào giá: Gọi là cua nhưng thay gạch cua bằng gạch tôm. Rất lạ là hoàn toàn giống như cua thật. Vậy mà mấy năm mới biết được cái típ này. Cà tím muối sổi thay cà pháo. Mướp tự tay mẹ gieo hạt, bố làm giàn,. Hihi ... tha hồ ăn không kịp, ngọt và thơm quá, đúng là món khoái khẩu của ta rồi.

        

 

 

 

Canh cá nấu chua: Người Nhật ăn rất nhiều cá, nhưng toàn là cá biển. Họ hầu như không ăn cá sông, cá đồng. Trong các loại cá biển ở đây, mẹ Ổi chỉ thấy có 1 loại duy nhất là Cá điêu hồng là khá giống với cá nước ngọt, không tanh để có thể nấu canh cá được thôi, mà cũng không phải lúc nào cũng mua được. Nhìn kỹ sẽ thấy thìa là hẳn hoi nhé. Thìa là mùa hè thì ăn không hết, mùa đông thì chỉ có thìa là đông lạnh thôi.

 

 

Canh khoai tây su hào hầm *ương: Ở Nhật ko có su hào, thường thì nấu củ cải thay su hào, còn đây là su hào chính hiệu, mẹ Ổi trồng từ hạt đấy. Mát và ngọt lịm tim...

 

Canh dưa nấu gân bò:  Cái loại dưa này họ muối mặn chát, chỉ để nấu canh được thôi. Mỗi lần nấu là đem dưa đi giặt giũ mỏi tay cho hết mặn. Nhưng ăn thì rất giống. Gân bò hiếm khi mua được, mà đắt vô cùng... hơ hơ....

 

 

 

Canh cà bung: Người Nhật ăn cà tím rất nhiều, nên món này thực là đơn giản. Chỉ tội tía tô thì lại đắt hơn cà. Vớ vẩn thật. Thế là chẳng mấy khi cà có tía tô....

 

 

 

Canh rau ngót giò sống: rau ngót mang từ VN sang để đông lạnh đấy. Bõ công run tim mỗi lần qua Hải Quan. :-D

 

 

Canh sò rau răm: không có răm thì món canh này khác hẳn.

 

 

 

Trứng Ngải cứu: ngải cứu mọc dại khắp nơi, nhưng chỉ ăn được vào mùa xuân thôi. Mùa đông không có, mùa hè nó già quá mất rồi

 

 

Gà tần thuốc bắc: híc, làm gì có thuốc bắc, chỉ có hạt sen và ngải cứu thôi. Nhưng cũng giống ra trò.

 

 

 

Các loại xôi, cháo, bánh mỳ ...       

        

 

Xôi xéo:  Ổi gọi đây là cơm màu vàng. Ổi ăn xôi giỏi lắm.

 

 

 

 

Xôi gấc: Còn đây là cơm màu đỏ.  Híc, gấc đâu ra mà nấu nào? thế mà ngon và thơm như là có gấc... Hihi ....

 

 

 

 

 

 Xôi trắng lạp xường: Xôi lò vi sóng đây. Lạp xường ở VN mang sang. Ở nhà thì có khi chẳng bao giờ ăn món này, giờ ở đây lạp xường cứ hết veo veo vì ăn đủ kiểu, xôi, làm bánh bao, bánh gối

 

 

 

 

Xôi lạc: Món yêu thích của mẹ đây rồi. Lạc cũng phải đặt hàng mua ở cửa hàng VN mới có loại lạc hạt nhỏ để nấu xôi được.

 

 

 

 

Xôi trắng chả kho: Bố Ổi bảo: hãy nhắm mắt vào thì sẽ tưởng ta vẫn đang ăn sáng ở ngõ Đinh Lễ như hồi nào ...

 

 

 

Xôi

 

 

 

Xôi hoa cau

 

 

 

 

Cháo sườn Hà Nội:   Người Nhật rất ít ăn các thứ làm từ bột gạo tẻ. Mãi sau này mẹ mới tìm mua được bột tẻ. Giá có vài cái quẩy nữa thì tuyệt đây.

 

 

 

 

Cháo trai: bữa sáng này đâu dễ mà có được??? Bao nhiêu công sức trồng rau của mẹ Ổi và của bao nhiêu người khác nữa đấy (để có giống rau mà trồng)

 

 

 

 

Cơm rang thập cẩm: Có thấy gì không? Bát dưa bên cạnh là hơi bị khó kiếm đấy. Cây cải bẹ ở Nhật không bao giờ thấy bán. Đây là dưa họ muối sẵn, mặn mặn, gần giống dưa khú ở VN, ... không chín vàng và thơm lừng như dưa ở nhà đâu. huhu ... nhưng có còn hơn không. Cà thì phải xách cả lọ từ VN sang, trồng mãi mà chưa kịp ra quả tuyết đã rơi.

 

 

 

 

Bánh mỳ Pháp kẹp chả: Nhờ làm được chả quế, và trồng được mùi thơm, món này trở nên tuyệt hảo. Nhớ bà bán bánh mì dưới chân toà nhà 63 Lý Thái Tổ quá.

 

 

 

 

 

Bánh mỳ sốt vang thiếu thơm mùi: thi thoảng lắm mới kiếm được gân bò. Ổi gọi đây là kare kiểu VN, hihi ...

 

 

 

 

Bánh mỳ pate gan:  Sanduych Nguyễn Thượng Hiền này. Hihi ... Thường thì nếu bánh gối ăn với sữa đặc, bơ, hay trứng ... Ổi chỉ ăn được 1 lát thôi, thế mà sanduych 2 lát thì Ổi chén bay, mà còn năn nỉ mẹ làm cho con ăn thêm. "Bụng con bảo là vẫn đói đây này mẹ ơi".... Hihi ... bõ công mẹ làm paté quá ...

 

 

 

 

Các loại bánh trái

 

Bánh bột lọc Huế:  Trời ơi, nhờ có cái WTT mẹ Ổi mới dám cả gan làm món này. Cả làng hỏi han tra cứu mấy tuần mới ngã ngũ tên các loại bột. Hihi ... nghĩ lại vẫn còn buồn cười. Còn lá để gói cũng là một phát minh lớn của mẹ Ổi trong một buổi đi chơi trong rừng. Mỗi lần làm lại ăn với cơm hến, cứ như mình được đi quán Huế ở Lý Thường Kiệt vậy. Hi hi ....

               

 

 

 

 

28. Bánh rán mặn:  Đã cơn thèm nỗi nhớ HN vào thu hay đi ăn món này.

 

 

 

 

 

29. Bánh gối: Món này dễ như trở bàn tay, vì vỏ bánh người Nhật hay dùng làm gyoza, bán đầy siêu thị.

 

 

 

 

30. Bánh chuối, bánh khoai: Ôi, trước đây muốn ăn thì bước chân ra khỏi nhà đâu mà chẳng có. Giờ thì cái gì cũng phải làm mới có ăn đây.

 

 

 

 

 

Bánh phu thê (su-sê):

 

 

 

 

Bánh xèo Nam Bộ

 

 

 

 

Bánh bèo Huế

 

 

 

Bánh bao: Lần đầu trong đời làm bánh bao. Chưa được đẹp lắm, nhưng rất nở. May quá. Mỗi lần làm được mấy chục cái, để tủ đá ăn dần. Phải canh chừng không có con chuột đầu đen suốt ngày mò tủ lạnh. Hihi ....

 

 

 

 

 

Bánh giò: Bột gạo tẻ ở Nhật dẻo quá, nên bột bánh không được trong và mềm nhũn tan biến như bánh giò VN. Thôi, ăn tạm vậy. Mà quí giá nhất trong chiếc bánh này là cái lá chuối đấy chứ chẳng phải ruột đâu.

 

 

 

 

Bánh chưng gói bằng lá chuối:  Mày mò và thử thách. Cuối cùng cũng có chiếc bánh chưng tự làm được bằng lá chuối. Lá chuối vừa dễ rách lại vừa phải tiết kiệm. Nhưng làm được 1 lần rồi thì thấy rất dễ. Bánh này gọi là bánh chưng Liên Hợp Quốc: Nếp Nhật, đậu Thái, thịt Mỹ, lá chuối VN, dây Trung Quốc ... D. Chỉ tội mua lá chuối hơi khó, mua nhiều để tủ đá, thỉnh thoảng lại đem gói vài 3 chiếc, thế là quanh năm có bánh chưng khác gì VN đâu.

 

       

 

 

 

 

Bánh dày giò: Phần bánh dày của món này làm từ Omochi, một kiểu bánh làm bằng bột nếp người Nhật hay ăn,giò mẹ tự làm. Hê hê... Ai bánh dày giò đeeeeeeeeeee.

 

 

Bánh "vấp ngón chân cái" - made by Ổi -kun : hic hic, ha ha .....

 

 

 

 

                                               Các loại chè

 

 

Chè bột sắn đãi khách:  Người Nhật vốn không có món chè. Gần đây, chè VN đang dần được biết đến ở Nhật qua một chương trình tivi giới thiệu một hàng chè ở Tokyo do người Nhật đi du lịch VN về mở. Họ có vẻ thích thú với món này lắm. Chuyện, bao nhiêu là loại ngon thế mà ko biết thưởng thức thì phí cuộc đời quá đi.

 

 

 

 

Chè đỗ xanh:  Ổi thích món chè này vì những hạt màu xanh đỏ. Ổi cứ nhắm tịt mắt vào mà thưởng thức, miệng lẩm bẩm không ngớt: Ngon thế, sao mà mẹ nấu món gì mà ngon thế? Mẹ bảo: đây là món chè, chè Việt Nam. Từ đó Ổi cứ nghe chè Việt Nam là chén bay cả cốc.

 

          

 

 

 

 

Thạch hạnh nhân: Món này không phải của truyền thống VN nhỉ. Nhưng dễ làm mà Ổi cũng thích mê.

 

 

 

 

 

Chè thưng:

 

 

 

 

Chè đỗ đỏ: Ở Nhật không có đỗ đen, mà hay ăn đỗ đỏ. Chè đỗ đỏ, xôi đỗ đỏ,...Vì mẹ không thích cho Ổi ăn đá nên các món chè mẹ thường nấu nhạt và sánh để lạnh ăn không đá.

 

 

 

Chè hạt sen long nhãn: nguyên liệu 100% Việt.

 

 

Chè ngũ sắc do mẹ Ổi tự sáng tác: Từ khi mua được Coconut milk và hạt chân châu, các món chè phong phú và hấp dẫn hẳn lên. Mẹ sáng tác món này theo sở thích của Ổi. Bố bảo hương vị và màu mè làm bố nhớ quán chè và bánh chín tầng mây Hai Bà Trưng ...

 

 

 

 

 

@ Cho những ai quan tâm đến công thức, mời vào đây, tha hồ tả xung hữu đột:  http://webtretho.com/forum/showthread.php?t=31828